Một góc của bảng dự toán định mức chi phí quản lý dự án

Định mức chi phí quản lý dự án

Với chủ trương công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Chính phủ đã và đang thực hiện nhiều dự án để phát triển kinh tế. Các dự án này không chỉ thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước mà còn giải quyết được việc làm cho hàng triệu lao động trên khắp cả nước. Phân bổ nguồn vốn sao cho hợp lý với các hạng mục là bài toán đau đầu mà các nhà quản lý phải đi tìm lời giải. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về định mức chi phí quản lý dự án theo quyết định 79.

Không gian tổng thể của chung cư Golden West

Xây dựng định mức chi phí quản lý dự án theo quyết định 79 để quản lý nguồn vốn tốt hơn

1. Tại sao phải quy định định mức chi phí quản lý dự án theo quyết định 79

Một dự án không thể thực thi nếu như không có ban quản lý dự án. Chi phí quản lý chiếm tỷ lệ không nhỏ trong tổng chi phí thực hiện dự án. Thực tế cho thấy rằng do buông lỏng trong quá trình quản lý mà dẫn đến thất thoát vốn đầu tư công rất nhiều. Vì vậy cần phải có một chế tài quy định về định mức chi phí quản lý dự án, hạn chế lãng phí tới mức thấp nhất có thể và quyết định 79 ra đời đã giải quyết vấn đề này. Cụ thể như sau:

1.1 Thống nhất trong quá trình quản lý, định giá theo quyết định 79

Quản lý là hoạt động chung thực hiện vai trò điều hành toàn bộ dự án. Ngoài chi phí quản lý thì còn phát sinh rất nhiều khoản mục chi phí khác. Vì vậy để đạt hiệu quả kinh tế, ngay từ ban đầu cần phải xây dựng kế hoạch sử dụng chi tiết vốn đầu tư cho từng hạng mục. Có như vậy mới dễ dàng cho công tác quản lý vốn. Đương nhiên trong quá trình thực hiện sẽ phát sinh thêm các chi phí ngoài dự toán. Căn cứ trên định mức chi phí quản lý dự án để ban quản lý có thể thống nhất phương thức hoạt động cũng như cách giải quyết khi phát sinh các sự việc ngoài dự tính.

1.2 Tránh các đơn vị khai quá nhiều chi phí quá mức

Nhà nước ta đang đẩy mạnh hoạt động loại trừ tình trạng tham ô, tham nhũng của công ra khỏi bộ máy quản lý. Tại phiên họp nào Quốc hội cũng luận bàn những giải pháp nhằm ngăn chặn thất thoát vốn đầu tư công. Vốn đầu tư rót vào các dự án thường rất lớn. Nếu không quản lý tốt thì đây sẽ là mảnh đất màu mỡ cho những cán bộ tha hóa biến chất làm giàu bất chính bằng cách bòn rút vốn hoặc khai khống chi phí. Vì vậy cần xây dựng định mức chi phí quản lý theo quyết định 79 để giới hạn ngưỡng chi phí của hoạt động này. Nói như vậy không có nghĩa là nguyên tắc cứng nhắc. Sẽ có sự chênh lệch và điều chỉnh phù hợp với thực tế nhưng trong khuôn khổ cho phép của kế hoạch sử dụng vốn đầu tư.

Một góc của bảng dự toán định mức chi phí quản lý dự án

Một góc của bảng dự toán định mức chi phí quản lý dự án

2. Định mức chi phí quản lý dự án theo quyết định 79 bao gồm những gì

Chi phí quản lý dự án là toàn bộ chi phí cần thiết mà chủ đầu tư sử dụng để thực hiện quản lý dự án từ khi bắt đầu cho đến khi hoàn thành và đưa vào sử dụng. Định mức quản lý chi phí theo quyết định 79 bao gồm các nội dung cụ thể như sau:

  • Chi phí giám sát khảo sát xây dựng. Khoản chi phí này phát sinh ở giai đoạn chuẩn bị dự án. Cần tiến hành khảo sát địa bàn thực hiện dự án theo kế hoạch xem có phù hợp hay không.
  • Chi phí thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng. Sau khi công việc giám sát khảo sát xây dựng kết thúc sẽ phải lập một bản báo cáo trình lên cơ quan quản lý xem xét. Căn cứ vào đó chủ đầu tư triển khai các công việc tiếp theo, quyết định thực hiện hay không thực hiện dự án.
  • Chi phí an toàn lao động và vệ sinh môi trường của công trình. Một yếu tố rất quan trọng khi thực hiện dự án là phải đảm bảo an toàn cho người lao động, tránh xảy ra tai nạn. Vì vậy cần trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cũng như chuẩn bị tốt công tác cứu hộ nếu chẳng may xảy ra sự cố. Ngoài ra cần chú trọng đến khâu vệ sinh môi trường, đảm bảo cảnh quan xây dựng luôn gọn gàng, sạch sẽ.
  • Chi phí kiểm định chất lượng công trình, hạng mục công trình và toàn bộ dự án. Sau khi các công trình hoàn thành cần kiểm tra, đánh giá chất lượng công trình xem có đúng thiết kế hay không, có đạt tiêu chuẩn không…
  • Chi phí nghiệm thu, bàn giao công trình. Trước khi bàn giao cho chủ đầu tư thì cần thành lập đoàn nghiệm thu, tổ chức và lập biên bản nghiệm thu công trình.

Trên đây là một số thông tin cơ bản về định mức chi phí quản lý dự án theo quyết định 79. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về các dự án thì hãy đến với Meeyland. Chúng tôi là đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản và dự án đầu tư. Đến với chúng tôi quý khách sẽ tìm được giải pháp phù hợp, an toàn và tỷ lệ sinh lời cao.